loai-giay-in-sach

Top 10 Các Loại Giấy In Sách Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất

Bạn đang có dự định in sách cho chính mình, tuy nhiên lại không biết lựa chọn loại giấy nào để in ra được cuốn sách vừa bền, vừa đẹp mà lại phù hợp với túi tiền của mình. Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại giấy dùng để in sách. Mỗi loại giấy đều mang tính chất khác nhau, phù hợp cho nhu cầu in ấn khác nhau. Dưới đây là danh sách các loại giấy dùng để in sách.

Nội Dung Bài Viết

I. Giấy In Ruột

1.1 Giấy Fort/ giấy Ford

Giấy Fort/ giấy Ford có tên tiếng anh là Woodfree uncoated paper hay còn được gọi tắt là Woodfree.

Mặc dù tên giấy nghe có vẻ rất xa lạ, nhưng đây thực ra đây là loại giấy rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi.

Giấy Fort được sử dụng chủ yếu để in ruột cho nhiều loại sách, và ấn phẩm như sách giáo khoa, truyện tranh, tiểu thuyết, hay thậm chí là sách bài tập, sách tham khảo được in tại các tiệm photocopy.  

Sở dĩ giấy được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi là vì giấy Fort có mặt giấy hơi nhám, độ trắng vừa phải, giúp người dùng cảm thấy dịu mắt hơn trong lúc đọc, viết, mà không sợ bị chói mắt.

Ngoài ra, giấy fort còn có độ nhám vừa phải, giúp giấy giấy bám mực tốt, và nhanh khô hơn trong quá trình in. Đồng thời giấy còn có độ bền cao (do đã loại bỏ một số chất như lignin, chất nhựa), giúp cho giấy không bị vàng màu theo thời gian.

giay-fort
Giấy Fort

Ngày nay với sự phát triển trong ngành sản xuất giấy, giấy Fort được sản xuất với nhiều định lượng khác nhau từ 60 gsm – 300 gsm, phù hợp với nhiều yêu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng.

Tuy nhiên, nếu dùng để in ruột sách thì định lượng giấy thích hợp là từ 60 gsm – 100 gsm, đây là mức định lượng dày vừa đủ để in ra một ấn phẩm đẹp, giấy không quá mỏng và cũng không quá dày.

1.2 Giấy Fort kem

Giấy Fort kem cơ bản là giống như giấy Fort, tuy nhiên chúng lại có màu ngã vàng thay vì màu trắng như giấy Fort thông thường.

Chính vì giấy có màu ngã vàng, nên khi dùng để in ruột sách, khi ra thành phẩm giấy của bạn sẽ trở nên sang trọng và đẹp mắt hơn. Khi đọc cũng mang lại cảm giác dịu mắt hơn so với giấy trắng thông thường.

giay-fort-kem
Giấy Fort Kem

Về định lượng giấy, giấy Ford kem cũng có nhiều định lượng từ 60 gsm – 300 gsm. Tuy nhiên định lượng giấy khuyên dùng để in ruột sách là từ 60 gsm – 100 gsm.

1.3 Giấy Couche Gloss (Định lượng 60-150gms)  

Giấy Couche Gloss hay còn được gọi là Couche bóng có tên tiếng anh là Coated Art Paper.

giay-couche-gloss
Giấy Couche Gloss

Giấy Couche là loại giấy có bề mặt láng mịn, độ bóng cao, bắt sáng tốt và bắt mực nhanh, giúp tăng độ sắc nét cho bản vẽ. Ngoài ra, chất liệu giấy này rất phù hợp khi in offset, đem đến những bài in màu sắc bắt mắt.

Chính vì thế giấy couche rất thích hợp để in ruột cho sách màu, có nhiều hình ảnh, và tranh vẽ sinh động.

1.4 Giấy Couche Matt (Định lượng 60-150gms)

Couche Matt là một dạng biến thể của giấy Couche, về cơ bản giấy Couche Matt giữ được mọi đặc tính của giấy Couche Gloss.

giay-couche-matt
Giấy Couche Matt

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là giấy Couche Matt mờ hơn giấy Couche Gloss, giúp người đọc có cảm giác dịu mắt hơn khi đọc sách, do không bị chói.

Ngoài ra giấy còn tạo được cảm giác sang trọng, màu sắc vượt trội, độ tương phản rõ ràng hơn.

1.5 Giấy Tái Sinh

Giấy Tái Sinh là giấy được sản xuất tại thị trường nội địa, là loại giấy được sản xuất từ sản phẩm giấy đã qua sử dụng.  

giay-tai-sinh
Giấy Tái Sinh

Chính vì thế chất lượng in của giấy sẽ không thể nào đẹp như giấy Fort hoặc Couche. Tuy nhiên nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm, thì giấy tái sinh là một sự lựa chọn hoàn toàn thích hợp, vì so với cái loại giấy trên, giá thành của giấy Tái Sinh rẻ hơn rất nhiều.  

Khá giống giấy Fort, giấy tái sinh cũng được sản xuất với nhiều định lượng khác nhau như 50gms, 60gms, 70gms,… Và cũng có hai màu là màu trắng và màu kem để khách hàng có thể lượng chọn tuỳ theo mục đính sử dụng.

II. Giấy In Bìa 

2.1 Giấy Couche (200gms-300gms):

Như đề cập ở trên do những đặc tính như bề mặt láng mịn, có độ bóng cao, bắt mực tốt, và có thể dễ dàng in bằng mực pigment UV, tạo hiệu ứng chìm/ nổi, ép kim. Giấy Couche còn là sự lựa chọn cực kì thích hợp để in bìa sách.

giay-couche-200gms
Giấy Couche

Tuy nhiên để bìa sách có thể bền, và khó rách hơn, người ta thường sử dụng giấy Couche có độ dày từ 200gms – 300gms, thay vì sử dụng giấy mỏng hơn để in bìa.

2.2 Giấy Ivory

Ivory là loại giấy có hai bề mặt khác nhau.

Một mặt giấy trắng mịn, và có độ bóng cao, nhờ được tráng phủ bằng công nghệ siêu cán láng (Super calender). Còn mặt còn lại thì nhám, giúp bạn có thể viết dễ dàng bằng bút lên.

giay-ivory
Giấy Ivory

Đặc điểm nổi bật của giấy Ivory là có độ cứng và đàn hồi cao, chất lượng khi in cũng rất tốt, không thua kém gì giấy Couche. Ngoài ra giấy Ivory cũng có thể dùng để gia công với nhiều yêu cầu khác nhau như: tráng phủ UV, bế nổi/ bế chìm, ép kim,…

Chính vì thế giấy Ivory là một sự lựa chọn hoàn hảo dùng để in bìa sách, đặc biệt là dòng sách cao cấp.  

2.3 Giấy Bristol

Giấy Bristol là loại giấy bìa có nguồn gốc từ Anh (tên gọi có âm tiết giống như Bristish). Khác với giấy Couche, giấy Bristol là loại giấy bìa không được tráng phủ, hai bề mặt của giấy được cán láng hoàn thiện.

giay-bristol
Giấy Bristol

Do giấy được ép nhiều lớp lại với nhau, nên giấy có độ cứng và nặng hơn giấy Couche. Cũng như giấy Couche và Ivory, giấy Bristol cũng có thể gia công theo nhiều kiểu khác nhau như: tráng phủ UV, bế nổi/ bế chìm, ép kim,…

Nếu như bạn muốn in ra bìa sách đẹp, cao cấp,  giấy có phần mềm mại hơn giấy Ivory, màu sắc sáng và bắt mắt hơn giấy Couche, thì giấy Bristol là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

2.4 Giấy Mỹ Thuật

Giấy mỹ thuật thực chất là tên gọi chung của rất nhiều loại giấy đa dạng về chủng loại, hoa văn, đường nét, màu sắc,…Kích thước và định lượng giấy cũng khác nhau, và rất đa dạng.

giay-my-thuat
Giấy Mỹ Thuật

Đăc điểm chung của loại giấy này là có nhiều màu sắc, đường gân, hoa văn có sẵn trên giấy, khiến cho ấn phẩm của bạn trở nên khác biệt và đậm chất riêng hơn.

Nhờ có nhiều màu sắc, nên khi in bìa bằng giấy mỹ thuật bạn không cần phải in phủ màu trước. Các dòng giấy này có thể in ấn tốt, thích hợp với nhiều kỹ thuật in, kể cả các kỹ thuật phức tạp như dập nổi/dập chìm, ép kim, và tráng phủ UV.

Nhìn chung bìa sách được in trên giấy mỹ thuật hoàn toàn là một lựa chọn cao cấp và sang trọng.

2.5 Bìa Cứng

Bìa cứng là loại bìa chủ yếu được làm từ tấm ván sau đó được bồi thêm một lớp giấy bìa mỏng lên trên.

Đặc điểm nổi bật nhất của sách bìa cứng là có độ bền, độ cứng và tuổi thọ cao so với sách bìa mềm.

Ngoài ra kỹ thuật dùng để đóng sách bìa cứng cũng khác với bìa mềm, các trang thường được may với nhau bằng chỉ ở gáy bằng chỉ để giữ chúng cố định, thay vì dùng keo ép nhiệt như sách bìa mềm.

Chính vì thế nhìn chung sách bìa cứng chắc chắn và bền hơn sách bìa mềm, từ  phần bìa cho đến phần ruột bên trong. Sách có thể để đến hàng chục năm mà không sợ bị hư, rớt trang ra ngoài như sách bìa mềm, dùng keo hoặc đóng kim thông thường để giữ cố định.

Chính vì thế sách rất thích hợp cho những bộ sách lớn dùng để lưu trữ hoặc sử dụng trong một thời gian dài như từ điển, tiểu thuyết, hoặc kinh sách.

sach-bia-cung
Sách Bìa Cứng

Tuy nhiên vì phần gáy sách được làm từ bìa cứng, nên không thích hợp cho những loại giấy mỏng. Sách càng dày, làm bìa cứng càng đẹp và sang trọng hơn.


III. Lời Kết

Trên đây là thông tin chung về các loại giấy dùng để in sách, tuy nhiên trên thực tế để chọn được loại giấy vừa đẹp, vừa phù hợp với ngân sách tác giả, vừa phù hợp với nội dung của sách muốn mang đến cho độc giả thực sự không phải đơn giản.

Chính vì thế để chọn được loại giấy in sách phù hợp, bạn nên dành thời gian để làm việc với xưởng in để được tư vấn tốt nhất, cũng như chọn ra cho bạn loại giấy phù hợp với ấn phẩm cũng như kinh phí của mình.

Với kinh nghiệm in sách trong hơn 20 năm qua, xưởng in Siêu Tốc chúng tôi hoàn toàn có thể tư vấn, và giúp bạn không chỉ về vấn đề chọn loại giấy, mà còn về xin giấy phép xuất bản sách, cũng như nhiều vấn đề khác mà tác giả thường hay gặp phải trong quá trình in sách.

Xưởng in Siêu Tốc chúng tôi rất vui lòng hỗ trợ bạn miễn phí.